Top 5 lý do khiến gốm sứ nhật bản có giá trị cao

Tại sao gốm sứ Nhật Bản lại có giá trị cao như vậy? Bài viết là quan điểm cá nhân của DIMO dựa trên kinh nghiệm 4 năm tìm hiểu về gốm sứ Nhật Bản và dựa trên những thông tin được tổng hợp trên các phóng sự truyền hình, tờ báo lớn như NHK, the Newyork Times,… trang thông tin của các bảo tàng lớn như: the British museum…

1. Gốm sứ chất lượng cao.

Đồ gốm sứ Nhật Bản từ các thương hiệu như Kutani, Arita, Fukagawa, Koransha… có chất rất đanh, chắc, kết cấu mỏng, nhẹ, rất bền, khó bị xước, bản thân DIMO và người nhà đã sử dụng đồ sứ của Nhật Bản được 5 năm và chất lượng vẫn rất tốt, rất ít bị xước dăm nhỏ,  màu men bền, không chì, không chứa kim loại nặng (đã được kiểm chứng ở Nhật).

Một khách hàng của DIMO là kỹ sư chuyên thiết kế các quy trình cho bộ KHCN đã cho biết. Khác nhau giữa các nhà sản xuất gốm sứ ở Nhật Bản và các nước châu Á khác, đó là quy trình kiểm định và xử lý chất lượng nguyên liệu đầu vào: đất sét, cao lanh, men, phụ gia… để đảm bảo sản phẩm đầu ra không chứa thành phần kim loại nặng như chì, đồng, sắt,… không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

2. Nghệ nhân gốm sứ nổi tiếng.

Những nghệ nhân gốm sứ Nhật Bản thực sự rất tài năng, tâm huyết, kiên trì rèn luyện trong thời gian dài kế thừa truyền thống lâu đời của người Nhật. Họ phải trải qua các kỳ thi, kiếm tra của các hiệp hội, của chính phủ mới có được chứng nhận thợ thủ công truyền thống, những nghệ nhân có đóng góp lớn, sáng tạo đột phá, cống hiến cho nền nghệ thuật chung thì có thể được chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp tỉnh, cấp quốc gia (nhân gian quốc bảo) (thường các nghệ nhân này đều khoảng 70-80 tuổi)… Mỗi nghệ nhân đều đầu tư chất xám rất nhiều để tìm được dòng sản phẩm đặc trưng của riêng mình.

 

3. Sự hiếm có của sản phẩm gốm Nhật.

Đồ gốm sứ Nhật Bản “hiếm” chia ra làm 2 loại:

  • Các nghệ nhân nổi tiếng top đầu, làm ra các tác phẩm với số lượng có hạn, rất ít hoặc chỉ 1 sản phẩm duy nhất, các sản phẩm sau không giống sản phẩm trước, tạo ra tính độc bản, tính đặc biệt cho tác phẩm. Giống như họa sĩ vẽ tranh, 1 họa sĩ vẽ về cùng 1 chủ đề phố cổ, thì 100 bức tranh đều về chủ đề phố cổ thì sẽ không có bức nào giống nhau cả, sẽ có điểm khác nhau tạo ra sự độc nhất và vẫn đảm bảo giá trị nghệ thuật cho sản phẩm.

 

  • Các sản phẩm xưa: Arita, Kutani..; đồ cổ: satsumashippo…; được sản xuất cách đây rất lâu, từ 50 – 150 năm, có kỹ thuật, chất lượng cao, gắn liền với các giai đoạn lịch sử; các lò, nghệ nhân đấy không còn nữa, các sản phẩm dần dần được sưu tầm, thất lạc, hư hỏng, số lượng trên thị trường còn rất ít, thỉnh thoảng mới có thấy xuất hiện 1 món. Tương tự như tiền cổ, tiền xưa, đã qua giai đoạn phát hành và sử dụng, số lượng sẽ càng ngày càng ít, càng ngày càng bị cũ, hư hỏng dần tạo ra độ hiếm.

4. Tính “nghệ thuật” trong từng sản phẩm:

Tất cả các nghệ nhân tên tuổi của gốm sứ Nhật Bản, các “thợ thủ công truyền thống” đã được chứng nhận, đều tìm cho mình được phong cách nghệ thuật riêng. Các nghệ nhân có thể sử dụng kỹ thuật giống nhau, nhưng về phong cách nghệ thuật sẽ khác nhau tạo ra chất riêng. Có người dành niềm đam mê của mình cho chim sẻ, có người bị ám ảnh với bông hoa trà màu trắng, có người yêu hoa trà đỏ, có người chỉ thích vẽ chim bói cá… qua quá trình rèn luyện, trau dồi đã có được chất riêng, đến mức mà nhìn vào tác phẩm là có thể biết nghệ nhân làm ra là ai?

Những người được phong là tài sản văn hóa cấp quốc gia, cấp tỉnh thì đều có sự đóng góp cực kỳ lớn. Có người thì mang kỹ thuật truyền thống lên tầm cao mới, kiểm soát được những thứ mà trước giờ được coi là ngẫu nhiên như hỏa biến của bizen, tạo ra vẻ đẹp rất hiện đại qua những kỹ thuật cũ. Có người thì sáng tạo ra 1 dòng men mới, dạng màu men mới, có người thì dùng kỹ thuật vẽ tay đến mức điêu luyện, vẽ được những tác phẩm, những họa tiết độc nhất khiến những nghệ nhân khác công nhận, tôn trọng và không bắt chước (được).

5. Tính độc đáo của gốm Nhật:

Gốm sứ Nhật Bản thực ra học hỏi của thế giới rất nhiều, những thợ gốm đầu tiên của Nhật Bản thực ra được đưa về từ Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, 1 số phong cách gốm sứ được du nhập vào từ các hải cảng. Ít ai biết, những nghệ nhân đầu tiên của Tokoname là thợ gốm Trung Quốc, Những món đồ Satsuma đầu tiên được làm bởi những thợ gốm là người Hàn Quốc,… Nhưng người Nhật rất biết chắt lọc những nét đặc biệt, tinh túy từ văn hóa gốm sứ nước ngoài để biến nó thành thương hiệu của người Nhật. Để đến bây giờ, rất nhiều nghệ nhân gốm quốc tế đã đến tiếp xúc, học hỏi kỹ thuật từ các nghệ nhân gốm sứ Nhật Bản,…

Gốm Nhật Luân Thanh

Chuyên giao lưu, MUA BÁN trao đổi các dòng gốm sứ cao cấp Nhật Bản, hàng xưa, hàng sưu tầm,... hàng chuẩn giá bình dân. Người thật việc thật, nhận giao hàng toàn quốc! Hotline: 0374711368 hoặc hòm thư: thanhluanniic@gmail.com