Gốm sứ Nhật Bản đã xuất hiện ở Việt Nam từ thế kỷ 17 với tên là Hizen , nhưng 7-8 năm gần đây mới xuất hiện nhiều nhờ con đường hàng thùng sencondhand và được nhiều người yêu mến và tin dùng. Nhưng sự yêu mến này thường đến từ việc yêu thích vẻ bề ngoài gần gũi, nhã nhặn, tinh tế của gốm Nhật . Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về nó, biết được sự khác biệt của gốm Nhật so với gốm sứ Trung Quốc và gốm sứ Việt Nam và hiểu tại sao gốm Nhật lại được nhiều người yêu thích đến thế.
1. Gốm sứ Nhật Bản khác gốm sứ Trung Quốc và Việt Nam như thế nào?
-
Gốm sứ Trung Quốc
Muốn trả lời câu hỏi này, trước tiên phải nói 1 chút về gốm sứ Trung Quốc. Nói về gốm sứ TQ là 1 vấn đề khá phức tạp, đây là nơi có lịch sử gốm sứ lâu đời bậc nhất thế giới. Sản phẩm sứ đầu tiên trên thế giới được làm ở đây, nó đã phát triển mạnh vẽ và du nhập đến rất nhiều nơi qua con đường tơ lụa, góp phần to lớn trong việc hình thành và phát triển văn hóa gốm sứ trên toàn thế giới, nên có thể coi TQ là cái nôi của gốm sứ thế giới.
Chất lượng gốm sứ TQ nếu cao thì có thể nói cao nhất nhì thế giới, nhưng nếu thấp thì cũng là thấp nhất thế giới. Nói vậy vì những sản phẩm tinh túy của gốm sứ TQ bao giờ cũng chất lượng cực cao, nhưng những nhà sản xuất Trung Quốc cũng sản xuất cả những sản phẩm thấp cấp nhất với giá thành rất rẻ mạt và chất lượng thì “ối dồi ôi”, vì để giảm giá thành thì họ sẽ phải sản xuất công nghiệp, dùng thợ có tay nghề thấp, nguyên vật liệu đầu vào không được xử lý, các chất phụ gia không được kiểm định, kém chất lượng, rút ngắn hết các công đoạn, do đó sản phẩm có tính thẩm mỹ không cao, trong sản phẩm có thể chứa những chất không có lợi cho sức khỏe… Nhưng vấn đề lớn nhất là: đôi khi, rất khó phân biệt giữa 2 món đồ chất lượng tốt và chất lượng kém nếu như không có “kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm”. Do đó, khách hàng rất dễ mua phải sản phẩm kém chất lượng với giá cao, không đúng giá trị.
Phong cách của gốm sứ Trung Quốc hướng đến sự tinh mỹ hoàn hảo, tức là với mỗi loại sản phẩm, qua thời gian dài phát triển, những người nghệ nhân đã đúc rút ra những mẫu thiết kế với kích thước, chi tiết, hoạt tiết mà họ cho là đẹp nhất, các thế hệ nghệ nhân sau thừa kế lại và duy trì những thiết kế này đến hiện tại. Qua hàng ngàn năm, những mẫu thiết kế với kiểu dáng, họa tiết trang trí đó không hề thay đổi, lặp đi lặp lại trên những sản phẩm khác nhau. Phần nữa là vì Trung quốc là nước lớn, họ tự cho mình là trung tâm của cả thiên hạ (Trung Nguyên) nên sẽ không chấp nhận văn hóa của nước ngoài, nhất là những nước nhỏ hơn.
-
Gốm sứ Việt Nam
Gốm sứ Việt Nam dưới ảnh hưởng của hơn 1000 năm đô hộ nên cũng tương tự như gốm sứ Trung Quốc, phong cách giống đến 6-7 phần. Từ kiểu dáng đến họa tiết trang trí khá giống với gốm sứ Trung Quốc. Có một vài dòng gốm cổ lâu đời như Lái Thiêu hay Chu Đậu… vẫn giữ được nét đặc trưng riêng đến hiện tại thực sự đáng quý. Phần lớn các nhà sản xuất gốm sứ trong nước chưa có quy trình xử lý và kiểm định nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra. Việc này dẫn đến chất lượng sản phẩm trên thị trường không đồng đều và không được kiểm soát. Các xưởng gia đình vẫn chủ yếu hoạt động theo kiểu cũ, đó là đất thì lấy từ mỏ tự nhiên về, xử lý theo cách truyền thống không có kiểm định, sau đó chế tác và mang ra chợ bán hoặc bán cho lái buôn.
Gốm sứ Việt muốn phát triển hơn nữa sẽ còn phải học hỏi rất nhiều, trước tiên là tim cách để chuẩn hóa quy trình sản xuất, có quy trình xử lý, kiểm định nguyên vật liệu và chất lượng sản phẩm đầu ra, đảm bảo sản phẩm có chất lượng đồng đều, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao của những thị trường khó tính. Đồng thời nên học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật, sáng tạo của những nền gốm sứ phát triển hơn như của Trung Quốc và Nhật Bản, từ đó phát triển, sáng tạo ra những cái chất riêng của người nghệ nhân Việt Nam.
2. Về gốm sứ Nhật Bản.
-
Đa dạng
Nhật Bản là quốc đảo, cách xa các nước đại lục như Trung Quốc, Hàn Quốc… không bị đô hộ, chi phối bởi Trung Quốc. Việc giao thương rộng rãi của quốc đảo với các nước đại lục và phương Tây dẫn đến việc văn hóa của Nhật Bản cực kỳ đa dạng, điều này đã được thể hiện trên gốm sứ. Góp phần rất lớn vào sự đa dạng này chính là công ty vận tải Đông Ấn Hà Lan nổi tiếng. Các giai cấp xã hội cũng ảnh hưởng đến sự đa dạng của gốm sứ Nhật. Shogun, Daimyo, các gia tộc thời phong kiến đã bảo trợ cho những lò sản xuất đồ thủ công phục vụ cho mình nên trên sản phẩm thủ công như gốm sứ luôn có những dấu ấn của họ.
-
Sáng tạo
Về “sáng tạo”, gốm sứ Nhật Bản thể hiện cái tôi của nghệ nhân vô cùng lớn. Người nghệ nhân sáng tạo những kỹ thuật, kiểu dáng, màu men mới… để thỏa mãn cái tôi cá nhân của bản thân. Bản thân mỗi nghệ nhân trong suốt sự nghiệp của mình luôn cố gắng tạo ra cái “chất” riêng của mình bằng nền tảng là những kỹ thuật truyền thống. Riêng mỗi thành phố Kyoto đã có hàng ngàn lò gốm khác nhau, cùng sản xuất đồ gốm Kyo-yaki truyền thống, nhưng mỗi lò lại có nét riêng, không ai giống ai, không bị lẫn lộn.
Gốm sứ Nhật Bản chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, những người thợ gốm sứ tay nghề cao đầu tiên của Nhật là bị bắt về từ các cuộc chiến tranh tại 3 nước này. Thế nhưng, hiện tại, rất khó để nói gốm sứ Nhật Bản bắt chước hay copy nước nào, vì họ đã tiếp thu những tinh hoa của những nơi này kết hợp với sáng tạo bản than để tạo nên nghệ thuật gốm sứ Nhật Bản phong phú, đa dạng như hiện tại.
3. Gốm sứ Nhật Bản ở Việt Nam có 3 loại phân theo nguồn gốc:
-
Hàng thùng secondhand từ Campuchia, Thái Lan, hoặc 1 số nơi khác:
Ưu điểm: sản phẩm từ nguồn này có giá khá rẻ vì là hàng cũ từcác bãi đồ cũ ở Nhật. 1 số tiệm bán theo dạng cân ký với sản phẩm bát đĩa, giá trung bình khoảng 100 ngàn đồng/kg, một số tiệm bán theo món. Thời điểm hiện tại, giá của gốm sứ nhật Đôi khi, nếu may mắn, bạn có thể có được 1 sản phẩm có giá trị, ví dụ như 1 chiếc bình satsuma, kutani, arita được chế tác tinh xảo, 1 món đồ của nghệ nhân nổi tiếng… nhưng cơ hội là không nhiều.
Nhược điểm: Tình trạng sản phẩm thường cũ, có thể bị xước nhiều do là hàng cũ đã sử dụng nhiều hoặc do vận chuyển, đóng gói không cẩn thận. Một số người bán không tìm hiểu kỹ nên có một số món đồ bị thổi giá quá cao so với giá trị thật.
-
Hàng trong Store chính hãng của Noritake, Okura có tại 1 số trung tâm thương mại.
Ưu điểm: hàng mới hoàn toàn 100%, full box. Có các sản phẩm đồng bộ theo set hoa văn…
Nhược điểm: giá cả rất cao, mới chỉ có rất ít hãng có store chính hãng ở Việt Nam và mẫu mã khá ít.
-
Hàng được mua trực tiếp từ Nhật, hàng xách tay.
Hàng có thể được mua từ các đại lý, trực tiếp từ lò sản xuất, từ các gian hàng của hợp tác xã, mua lại của các nhà sưu tầm, mua từ các trang web đấu giá…
Ưu điểm: tình trạng sản phẩm thường từ mới 99% đến mới tinh 100%, nobox hoặc full box, giá cả rất rẻ so với mua ở store chính hãng hoặc mua trực tiếp ở Nhật và mang về Việt Nam, mẫu mã cực kỳ đa dạng, có những sản phẩm hiếm thấy, tính sưu tầm cao.
Nhược điểm: Vì chủ yếu là mua qua các trang đấu giá nên nếu người bán không đủ kinh nghiệm thì có thể sẽ bị mua ở giá không hợp lý hoặc sản phẩm ở tình trạng không tốt dẫn đến việc giá bán lẻ ở Việt Nam sẽ bị cao, sản phẩm bị lỗi… không có lợi cho khách hàng.
Tổng kết lại, gốm sứ Nhật Bản là một ngọn gió mới mẻ, vào thời Minh Trị nó đã từng chấn động cả phương Tây khi xuất hiện tại các triển lãm ở châu Âu, và hiện tại nó đang gây ấn tượng mạnh mẽ với người Việt, mặc dù gốm sứ Nhật đã xuất hiện ở Việt Nam từ thế kỷ 17. Gốm Nhật với sự đa dạng của mình nên bất kỳ ai cũng sẽ tìm thấy được dòng gốm mình yêu thích, thứ sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần mỗi khi căng thẳng đầu óc.
Nhưng lưu ý, khi mua gốm Nhật nếu chưa tìm hiểu thì hãy chọn cho nhà bán hàng uy tín và am hiểu về sản phẩm, có chính sách bảo vệ quyền lợi của khách hàng, không cung cấp thông tin 1 cách mơ hồ, thiếu trung thực
Phố Dimo